Nguy hiểm! Đập đầu cọc bê tông sai bét! Có cọc cũng như không!

29/09/2023 6073

Công tác đập đầu cọc bê tông nhìn bề ngoài tưởng đơn giản, chỉ cần có sức và có máy đục là làm được nhưng thực chất cần phải biết được kỹ thuật và ý nghĩa của nó để có được cách làm đúng.

Đã có rất nhiều công trình nhà dân nhà phố đập đầu cọc sai kỹ thuật do không hiểu ý nghĩa của nó, dẫn đến hậu quả nghiêng lún công trình.

Lưu ý: Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm chuỗi hơn 100 bài viết về thi công nhà phố từ móng đến hoàn thiện chuẩn kỹ thuật, tiết kiệm chi phí của mình TẠI ĐÂY.

Trước tiên,

1. Ý nghĩa của đập đầu cọc:

 

Chọn gạch xây đất sét nung thế nào là tốt?
Sai lầm khi làm bê tông lót móng giảm nghiêm trọng chất lượng công trình
Cách xử lý đầu cọc bị âm, râu thép cọc ngắn không đủ neo vào đài móng
Quy trình thi công móng cọc chi tiết, những tranh cãi và lưu ý
Móng cọc nhà phố có nên đặt nổi ngay trên cốt mặt đất tự nhiên?

Đầu cọc bê tông sau khi ép

 

Bên trên là hình ảnh các đầu cọc nhô lên trên mặt đất sau khi ép cọc xong. Có thể có trường hợp đầu cọc bị ấm dưới mặt đất thì khi làm móng phải đào sâu xuống để đập đầu cọc.

Nôm na công tác đập đầu cọc là dùng máy đục, dụng cụ phá các đầu cọc này nhưng phải để lại râu thép (chiều dài thông thường 400-500mm) và râu thép này sau này sẽ được liên kết neo vào đài móng tạo thành một hệ móng cọc.

Vậy cách đập đầu cọc chuẩn kỹ thuật phải như nào, chiều cao bê tông còn lại bao nhiêu?

Bên dưới là các hình ảnh mình chụp và sưu tầm được một số công trình đã làm sai!

Mình sẽ phân tích tại sao sai và mức độ ảnh hưởng đến hệ móng cọc.

 

đập đầu cọc sai 1

Hình 1: Đập đầu cọc bị âm và râu thép quá ngắn (thông thường phải từ 400-500mm)

 

đập đầu cọc bê tông sai

Hình 2: Đập đầu cọc cũng bị âm, râu thép bị bẻ bẹp nằm ngang

 

Đập đầu cọc bị âm, râu thép bị bẻ bẹp nằm ngang

Hình 3: Đập đầu cọc cũng bị âm, râu thép bị bẻ bẹp nằm ngang

 

Hình 4: Đập đầu cọc cũng bị âm, râu thép bị bẻ bẹp nằm ngang

Hình 4: Đập đầu cọc cũng bị âm, râu thép bị bẻ bẹp nằm ngang

 

Hình 5: Đập đầu cọc cũng bị âm, không có bê tông nhổ lên 100mm

Hình 6: Đập đầu cọc cũng bị âm (không có bê tông nhô lên 100mm)

Thực lòng mà nói khi nhìn những hình ảnh từ 1 – 6 bên trên mình không khỏi sót xa…

Bao nhiêu công sức, tiền của mới ép được một cái cọc… mà đập đầu cọc lại làm sai hết…

Thứ nhất:

Râu thép có thể đã đủ dài nhưng lại bị bẻ gập nằm bẹp xuống đáy móng. Trường hợp này làm mất đi khả năng neo cọc vào đài móng. Bạn hình dùng trong trường hợp này đài móng khác gì đang chỉ là kê lên các đầu cọc, giả sử trên địa hình dốc, nhà và móng chịu lực ngang lớn thì có phải là móng sẽ dễ bị trôi ra khỏi cọc không? Đây là điều hiển nhiên mà người không biết về kỹ thuật cũng tư duy ra được!

Cách làm đúng phải là: Râu thép bẻ đứng lên và xiên một góc khoảng 30 độ (thực ra xiên là để làm tăng chiều dài neo thôi, theo mình để thẳng đứng cũng được miễn là đủ chiều dài neo).

Chiều dài neo râu thép này do thiết kế tính toán quy định nhưng thông thường với nhà dân cọc 200×200; 250×250; 300×300 là 400-500mm là đạt.

Thứ 2: 

Không có đoạn bê tông cọc nhô lên khỏi mặt đáy móng. Thông thường khoảng cách này là 100mm. Tất cả hình từ 1 – 6 đều không có đoạn này, nhìn rõ nhất là hình 6 đoạn đã láng vữa.

Tiện đây, một lỗi sai nữa trong các ảnh từ 1-6 đó là: Không có bê tông lót móng.

Việc đổ trực tiếp bê tông móng trên nền đất, trên nền mạt, hoặc trên nền gạch xếp mà không lãng vữa bên trên sẽ làm giảm chất lượng của bê tông móng:

Thứ nhất: Là bê tông dễ mất nước xi măng thấm xuống đất.

Thứ hai: Khi đầm đất bẩn sẽ lên lẫn vào bê tông móng, việc này làm giảm nghiêm trọng chất lượng bê tông móng có thể sẽ không đủ mác thiết kế.

Ít nhất muốn tiết kiệm trong trường hợp không đổ bê tông lót cũng nên có bạt rải lên để ngăn 2 tác hại trên.

 

Bên dưới là cách làm đập đầu cọc đúng:

đập đầu cọc bê tông

Hình 7: Râu thép đủ dài 500mm và có 100mm cọc bê tông nhô lên mới là làm đúng kỹ thuật

Vậy tại sao râu thép đã đủ dài rồi lại phải có đoạn bê tông cọc nhô lên 100mm nữa?

Đoạn bê tông này có ý nghĩa làm khoảng bảo vệ giúp thép râu không bị tiếp xúc với đất, tránh bị gỉ thép râu sau này. Hơn nữa việc thép đài móng đặt gác ngay trực tiếp lên đầu cọc bê tông nhô lên có vẻ sẽ giúp tải trọng từ cột truyền xuống cọc trực tiếp 100% luôn mà không truyền xuống nền đất đáy móng chút nào đúng không? (Chỗ này suy diễn thôi, mình chưa chứng minh).

Không có đoạn 100mm này có thể tải trọng công trình sẽ truyền một phần xuống nền đất, từ đó có thể gây lún công trình.

 

2. Biện pháp đập đầu cọc bê tông chuẩn kỹ thuật

Bước 1: Dùng máy cắt tay cắt khía một đường xung quanh chu vi đầu cọc tại cao độ cắt cọc

Độ sâu của vết cắt chỉ khoảng 1-1,5cm để không cắt vào thép cọc bên trong.

Mục đích giúp cho bề mặt cọc sau khi phá bằng phẳng, cọc không bị phá nham nhở đoạn nhô lên 100mm.

 

cắt khía đầu cọc bê tông

Cắt sâu 1-1,5cm xung quanh chu vi cọc

Bước 2: Dùng máy phá cầm tay phá đầu cọc:

Dùng loại máy to phá đoạn bên trên, khi đến sát cao độ cắt cọc thì phải dùng máy nhỏ đục để tránh làm rạn nứt, vỡ, om đoạn cọc bên dưới vết cắt.

Lưu ý nha, không được dùng máy to để đục đoạn gần vết cắt (còn lại khoảng 15cm thì dùng máy nhỏ) vì có thể nó sẽ làm om rạn nứt đoạn cọc bên dưới!

Nếu đoạn 100mm này bị vỡ, om rạn nứt bên trong thì bạn hình dung nó sẽ mất tác dụng chịu lực, chả khác gì trường hợp cọc bị âm dưới đáy móng đã phân tích bên trên!

 

Dùng máy phá cầm tay phá đầu cọc

Bước 3: Cắt râu thép thừa chỉ để lại râu thép dài đủ neo (thường là 400-500mm)

Sau khi cắt thép thừa dùng vam nắn thẳng râu thép và bẻ xiên một góc khoảng 30 độ.

 

Đài móng đã đập đầu cọc xong và đã nắn thép râu đầu cọc đúng kỹ thuật

 

Hình ảnh cọc liên kết với đài móng chuẩn kỹ thuật phải có đoạn bê tông nhô lên 100mm

Trong trường hợp cọc bị âm, đoạn nhô lên không đủ chiều dài râu thép 400-500mm thì xử lý thế nào?

Vấn đề này bạn tìm hiểu TẠI ĐÂY nhé.

Còn rất nhiều vấn đề khác mà bạn cần nắm được khi thi công nhà phố.

Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu Thi công, Bóc tách và Lập chi phí nhà dân, nhà phố thì mình đang có khóa học: QS Nhà Phố thực chiến.

Khóa học này không chỉ dừng lại ở đúng kỹ thuật, chất lượng mà mình còn chia sẻ những kinh nghiệm để hao hụt vật liệu ít nhất có thể, rút ngắn tiến độ thi công, hy vọng sẽ đem lại lợi nhuận cũng như tốn ít chi phí nhất cho ngôi nhà của bạn.

Bạn cũng có thể tải Ebook Trí Tuệ QS tại TRANG CHỦ (miễn phí) để hiểu rõ hơn về mình cũng như nghề QS.

Kỹ sư. Vương Danh Thắng,

Admin: xaydungthuchanh.vn

Youtube: Xây Dựng Thực Hành

TikTok: Xây Dựng Thực Hành

Fanpage: xaydungthuchanh.vn





Ảnh tác giả

Hey! Mình là Vương Danh Thắng – Kỹ sư QS – Admin – Nhà đào tạo QS, AutoCAD, Excel trên diễn đàn này.
Các khóa học của mình Ở ĐÂY.
Giúp mình đạt 100k Sub Youtube + 100k Follow Fan Page nhé!