Một số điểm khác biệt cần lưu ý của thông tư 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 – hướng dẫn đo bóc khối lượng công trình

26/08/2020 4882

Có thể thấy ngay điểm mới nhất của thông tư này so với các văn bản trước (QĐ451/ BXD ngày 23/05/2017) là thông tư này có thêm các điều quy định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể (Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu) trong đo bóc khối lượng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, dự toán thiết kế, đến giai đoạn mời thầu và giai đoạn thi công nghiệm thu thanh quyết toán hợp đồng. Dưới đây là một số lưu ý và điểm chính cũng như các điểm mới trong thông tư này so với các văn bản trước, mời các bạn tham khảo:

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (điều 1; 2):

Áp dụng cho tất cả các cơ quan tổ chức có dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Không bắt buộc áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn tư nhân, vốn khác.
Việc này có nghĩa là các dự án sử dụng vốn tư nhân, vốn khác có thể quy định đo bóc khối lượng riêng trong hợp đồng mà không cần theo thông tư này.

2. Nguyên tắc đo bóc khối lượng (điều 3):

Việc xác định khối lượng trong nghiệm thu, thanh toán, quyết toán chi phí xây dựng thực hiện theo các quy định trong hợp đồng và nguyên tắc đo bóc trong Thông tư này.

3. Đo bóc diện tích sàn xây dựng (điều 6):

Tuy chưa thực sự rõ ràng nhưng thông tư này đã có cụm từ “mặt bằng” để quy định chỉ tính phần mặt bằng nếu là cấu kiện chéo như cầu thang và có thể hiểu rộng ra cả phần mái chéo.
Trên thực tế đặc biệt tại các đơn vị tư nhân, việc xác định khối lượng và ký hợp đồng trọn gói theo m2 sàn xây dựng sẽ được 2 bên thống nhất cách tính bằng bảng tính đính kèm bản vẽ thiết kế.

Quy trình thi công cọc khoan thả (khoan hạ) dễ hiểu nhất
Cọc bê tông đúc sẵn có những loại nào, khối lượng được tính ra sao?
Quy trình thi công cọc khoan nhồi bằng hình ảnh mới nhất 2020 (dễ hiểu nhất)
Cọc khoan nhồi có những thí nghiệm nào, bạn đã biết hết chưa?
Đo bóc khối lượng và lập giá cọc khoan nhồi – tất tần tật những lưu ý dành cho QS

4. Xác định khối lượng trong nghiệm thu, thanh toán, quyết toán (điều 9)

Hiện nay có rất ít CĐT có quy định nguyên tắc phương pháp đo bóc khối lượng khi nghiệm thu, thanh toán và quyết toán trong giai đoạn mời thầu. Việc này có thể xảy ra xung đột tranh cãi trong quá trình nghiệm thu thanh quyết toán sau này. Đây là một điểm mới của thông tư này so với các văn bản trước đây.

Với thông tư này, CDT phải có quy định rõ nguyên tắc, phương pháp đo bóc khối lượng khi nghiệm thu, thanh toán quyết toán hợp đồng ngay trong quá trình lập hồ sơ mời thầu (HSMT).

Ví dụ 1: Tính khối lượng bê tông tại các vị trí giao nhau giữa các cấu kiện thế nào?

Do đơn giá cho cấu kiện cột vách lõi khác với dầm sàn (kể cả vật liệu lẫn nhân công) thì nếu không quy định phần giao các cấu kiện này được tính vào cấu kiện nào thì sẽ xảy tra tranh cãi khi chúng cùng cấp độ bền.
Về mặt sơ đồ tính toán thiết kế thì sẽ ưu tiên vào cấu kiện đứng và bê tông cột vách lõi thường có cấp độ bền bê tông cao hơn bê tông dầm sàn.
Điểm khác biệt giữa QĐ 451 và TT17 (Nếu cùng mác bê tông):Dầm cột vách giao với sàn khối lượng bê tông được tính vào sàn, cả văn bản giống nhau.

Thi công kết cấu nhà dân dụng

Ví dụ 2: Tính khối lượng thép mối nối chồng theo bản vẽ thiết kế mời thầu hay theo bản vẽ Shopdrawing? Khối lượng thép mối nối chồng được tính thế nào?

Rõ ràng mối nối thép là phần khối lượng luôn phải có với bất kỳ cấu kiện nào.
Nếu theo thiết kế mời thầu thì các mối nối này thường chỉ thể hiện tại các vị trí như nối thép cột vách lõi, nối thép khoan cấy mà không thể hiện trong bản vẽ thép dầm sàn. Tức là thiết kế chỉ vẽ một thanh dài chạy suốt từ điểm đầu đến điểm cuối của cấu kiện => trường hợp này chỉ tính mối nối được theo cách lấy tổng chiều dài cấu kiện chia cho chiều dài một thanh thép phổ thông là 11,7m.

Tuy nhiên số lượng mối nối sẽ rất khác khi triển khai bản vẽ Shopdrawing. Hiểu nôm na là bản vẽ triển khai thi công, thể hiện chi tiết định vị số lượng… bản vẽ này nhà thầu lập và được Tư vấn giám sát, CĐT chấp thuận.

Trong BV Shopdrawing này, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc chiều dài thanh thép phổ thông 11,7m còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác như phải thỏa mãn miền chịu lực của kết cấu (như mối nối không được nằm tại vị trí chịu lực lớn: thép lớp dưới dầm sàn thì không được nằm ở giữa nhịp, thép lớp trên dầm sàn thì không được nằm ở gối cột; số lượng mối nối không được tập trung 100% trong một mặt cắt…), và các nguyên tắc khác để đảm bảo tận dụng tối đa thép tránh dư thừa thép vụn bỏ đi (công trường hay gọi là đề C)…

Do đó khối lượng thép mối nối phải được quy định rõ cách tính trong hợp đồng thể hiện trong quy tắc đo bóc khối lượng nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng.

Thi công thép dầm sàn

Đối với các dự án vốn tư nhân, một số CĐT còn có quy định rõ khối lượng mối nối thép KHÔNG bao gồm trong khối lượng nghiệm thu thanh quyết toán ngay trong HSMT mà phân bổ vào đơn giá công tác thép, nghĩa là khối lượng thép chỉ được tính bằng chiều dài hình học của cấu kiện mà không có đoạn nối chồng, đoạn mối nối chồng này được phẩn bổ vào đơn giá công tác thép.
Việc làm này, theo đánh giá cá nhân tác giả bài viết này là khá thông minh, vì sẽ loại bỏ được rủi ro tăng khối lượng thép do tăng mối nối khi Shopdrawing cũng như đỡ phải đau đầu quản lý. Do đó khi nhà thầu bỏ giá cần phải tính toán dự trù chuẩn xác % khối lượng thép mối nối khi Shopdrawing để bỏ giá phù hợp. Việc này càng có ý nghĩa và quan trọng trong bài thầu mà CĐT cấp thép, % hao hụt thép theo Shopdrawing hay % hao hụt thép theo bản vẽ thiết kế cộng với % khối lượng thép mối nối (nếu quy định bỏ vào giá) sẽ ra một con số hoàn toàn khác thông thường.

Lưu ý thêm: Tất cả các hao hụt vật liệu (BT, VK, Thép, gạch xây, gạch ốp lát…) đều được bỏ theo % vào đơn giá chứ không được tính vào khối lượng nhé.

5. Khối lượng cáp dự ứng lực

Cáp DUL thường không nối, chúng sẽ được cắt bằng chiều dài cấu kiện cộng thêm chiều dài thêm ở đầu neo. QĐ 451 không đề cập đến tính khối lượng cáp DUL, tuyên TT17 có một câu:

Theo đó, khối lượng cáp DUL được đo bóc tương ứng với chiều dài của kết cấu, về mặt câu chữ thì chưa thực sự rõ có tính đoạn dài thêm ở đầu neo vào khối lượng không (cũng có thể hiểu đoạn này được phân bổ vào đơn giá công tác cáp). Việc này cũng có thể gây tranh cãi khi nghiệm thu thanh quyết toán sau này nếu không có quy định cách tính ngay từ đầu.

Thi công cáp DUL (phần cáp dài thêm ở đầu neo hình bên phải –  đầu neo kéo)

6. Khối lượng công tác khoan:

Thường gặp trong thi công cọc khoan nhồi. Công tác này có sự khác nhau rõ rệt trong quy định cách tính chiều sâu khoan dưới nước:

QĐ 451/2017

Thông tư 17/2019

Theo đó, TT17/2019 đã bỏ thông tin chiều sâu khoan dưới nước tính từ mặt nước, mà chỉ quy định chung là tính từ điểm bắt đầu tiếp xúc với mặt đất đến cao độ đáy hố khoan. Như vậy kể cả là khoan dưới nước, chiều sâu khoan cũng được tính từ mặt đất (dưới lòng sông/ biển) tới đáy hố khoan. Về mặt giá trị là không đổi, khối lượng chiều sâu giảm thì đơn giá tăng lên. Chúng ta cần nắm rõ cách tính khối lượng để bỏ giá đúng với khối lượng. Và cũng tránh tình trạng tranh cãi khi nghiệm thu, khối lượng một kiểu, bỏ giá một kiểu!

Khoan cọc nhồi dưới nước

Kết bài:

Download thông tư 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019.

Chúc bạn thành công!

Victor Vuong,





Ảnh tác giả

Hey! Mình là Vương Danh Thắng – Kỹ sư QS – Admin – Nhà đào tạo QS, AutoCAD, Excel trên diễn đàn này.
Các khóa học của mình Ở ĐÂY.
Giúp mình đạt 100k Sub Youtube + 100k Follow Fan Page nhé!







Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *