Nổ đầu cọc khi ép cọc bê tông hiểu chính xác theo kỹ thuật là gì? Ép nổ đầu cọc có tốt không? Đây là câu hỏi có thể nhiều gia chủ thắc mắc trong quá trình tìm hiểu cũng như thi công ngôi nhà của mình.
Có một điều là, khá nhiều chủ nhà “thích” ép cọc đến nổ đầu cọc mới dừng ép! Đây là một quan niệm sai lầm cần tránh!
Bài viết này nằm trong chuỗi hơn 100 bài chia sẻ kinh nghiệm thi công nhà dân nhà phố chuẩn kỹ thuật tiết kiệm chi phí của mình. Bạn có thể đọc thêm và lưu lại đường link toàn bộ chuyên mục hơn 100 bài viết này TẠI ĐÂY.
1. Nổ đầu cọc là gì?
Trước tiên về cảm quan bên ngoài, bạn sẽ thấy cọc bị nổ “bụp” phần đầu cọc tiếp xúc với bộ phận ép cọc, làm vỡ bê tông xung quanh đầu cọc và có thể để lộ thép bên trong như hình bên dưới.
Nổ đầu cọc khi ép cọc bê tông
Tiếp theo mình sẽ gửi bạn xem 2 hình thi công tại một đài móng mà cả 4 cọc đều “nguyên vẹn” không bị nổ đầu cọc:
Ép cọc bê tông bằng biện pháp ép tải
4 tim cọc đều ép đạt sâu 25m mà không bị nổ đầu cọc
2. Tại sao lại nổ đầu cọc?
Khi nào bị nổ đầu cọc và tại sao lại nổ đầu cọc?
Để trả lời được câu hỏi này một cách chính xác và chuẩn kỹ thuật thì sẽ rất dài dòng.
Tuy nhiên, nôm na bạn có thể hiểu là… sức chịu tải của vật liệu cọc thấp hơn lực ép của máy ép cọc bê tông.
Diễn giải thêm một xíu để bạn hiểu:
Cùng một lực 1 tấn bạn ép vào một viên gạch xây và 1 cục bê tông thì chắc chắn viên gạch sẽ bị vỡ trước còn cục bê tông sẽ bị vỡ sau hoặc không bị vỡ.
Như vậy viên gạch có sức chịu tải (theo vật liệu) kém hơn cục bê tông.
Trong trường hợp cọc ép thì vật liệu là: Bê tông cốt thép (bao gồm cả bê tông và cốt thép cùng tham gia chịu lục).
Khi máy ép cọc gia tải tăng dần thì đến một mức nào đó đầu cọc sẽ bị vỡ (nổ đầu cọc) khi tải ép lớn hơn khả năng chịu tải bản thân nó chịu được.
Do đó, để chọn cọc phù hợp với yêu cầu lực ép của thiết kế, bạn cần phải biết được sức chịu tải theo vật liệu của cọc.
Để tính toán được cái này bạn phải được học chuyên môn.
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo cách chọn đúng loại cọc phù hợp mà không cần phải biết chuyên môn tại bài viết sau:
Hãy Searth Google: Khi nào dùng cọc D250 thay vì cọc D200 truyền thống + Xây Dựng Thực Hành
Trong quá trình thi công có thể có một số nguyên nhân chủ quan như thi công không đúng kỹ thuật, cọc kém chất lượng… cũng có thể khiến cọc bị nổ khi ép.
Ép cọc bị nghiêng thì phần tiếp xúc 2 đoạn cọc không được đồng đều trên toàn bộ tiết diện khiến ứng suất (lực truyền) tập trung vào một bên nhiều hơn và bên này dễ bị nổ hơn.
Cọc kém chất lượng là cọc có mác bê tông thấp, đầu cọc được gia cố thép ít đai hoặc không có lưới gia cố bên trong.
Cấu tạo đầu cọc được gia cố thép bản xung quanh, thép đai dày hơn và lưới thép chống nổ đầu cọc
3. Ép đến nổ đầu cọc có tốt không?
Câu trả lời là không tốt nhé! Có 2 trường hợp:
TH1: Nếu máy ép cọc chưa đủ lực ép theo thiết kế mà cọc đã bị nổ thì tim cọc đó là không đạt.
Ví dụ:
Thiết kế tính toán lực ép của máy ép cọc phải đạt tối thiểu 40 tấn mới đạt, nhưng khi ép đến 35 tấn đã bị nổ đầu cọc thì tim cọc đó không đạt.
Trường hợp này có thể xử lý hiện trường bằng cách thêm tim cọc và mở rộng đài móng.
Vậy làm thế nào để bạn biết được lực ép đã đạt theo thiết kế chưa?
Hoặc công trình không có thiết kế thì sao???
(Nguy hiểm chưa, nếu không có thiết kế thì bị nổ đầu cọc sẽ không biết được lực đủ chưa, cọc lởm hay cọc xịn đúng không?)
Và còn nhiều cái nguy hiểm và tốn tiền hơn nữa, nếu bạn làm nhà mà cứ “mò mẫm” tự làm hay phó mặc hết cho thợ xây không có chuyên môn…
Để trả lời các câu hỏi này, bạn search Google: Làm thế nào để kiểm soát lực ép cọc bê tông + Xây Dựng Thực Hành.
TH2: Nếu lực ép đã đạt theo thiết kế (đã được lớn hơn hoặc bằng 40 tấn):
Trường hợp này thực ra mình cũng chưa thấy có ai nghiên cứu, tuy nhiên, về mặt cảm quan và tư duy logic thì việc đầu cọc bị nổ có thể làm ảnh hưởng đến “độ bền” của cọc tại đầu cọc.
Hay có thể dùng một từ là “đầu cọc bị om” – có thể bị nứt rạn bên trong tại phần bên dưới phạm vị đập đầu cọc bỏ đi sau này – phần đầu cọc giữ lại ngay bên dưới đài móng.
Bạn hình dùng là khi chúng ta đập một cái gì đó vỡ ra thì không chỉ chỗ vỡ đó bị ảnh hưởng mà phần bên dưới chỗ vỡ đó cũng có thể bị rạn nứt đúng không?
Tuy nhiên, bởi vì chúng ta còn một đoạn cọc phải đập bỏ đi nữa nên thường nó sẽ “vượt qua” được phạm vi có thể bị “rạn nứt” này.
Vì trong hầu hết các trường hợp thì cọc bị nổ thường ở cao độ cao hơn cọc không bị nổ.
Do đó, cọc bị nổ sẽ phải đập bỏ đi một khoảng dài hơn các cọc kia, và như vậy thì thường “vượt qua” được phạm vi có thể bị “rạn nứt”, khi này cọc bị nổ vẫn được sử dụng bình thường.
Cọc bị nổ đầu cọc ở cao độ bên trên các tim cọc không bị nổ
3. Cách kiểm soát không bị nổ đầu cọc
Từ những phân tích trên, để hạn chế tránh bị nổ đầu cọc bạn có thể chuẩn bị và kiểm soát như sau:
1. Mua cọc đảm bảo chất lượng, tại các đơn vị uy tín
Hãy searth Google: Chọn và kiểm soát chất lượng cọc + Xây Dựng Thực Hành.
2. Chọn đường kính cọc phù hợp với công trình, tải ép cọc
3. Giám sát thi công cọc tránh bị nghiêng vượt quá tiêu chuẩn cho phép
Hãy searth Google: Độ nghiêng phép khi ép cọc bê tông + Xây Dựng Thực Hành.
4. Tham khảo khóa học: QS Nhà Phố của mình.
Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu Thi công, Bóc tách và Lập chi phí nhà dân, nhà phố thì mình đang có khóa học: QS Nhà Phố thực chiến.
Khóa học này không chỉ dừng lại ở đúng kỹ thuật, chất lượng mà mình còn chia sẻ những kinh nghiệm để hao hụt vật liệu ít nhất có thể, rút ngắn tiến độ thi công, hy vọng sẽ đem lại lợi nhuận cũng như tốn ít chi phí nhất cho ngôi nhà của bạn.
Bạn cũng có thể tải Ebook Trí Tuệ QS tại TRANG CHỦ (miễn phí) để hiểu rõ hơn về mình cũng như nghề QS.
Kỹ sư. Vương Danh Thắng,
Admin: xaydungthuchanh.vn
Youtube: Xây Dựng Thực Hành
TikTok: Xây Dựng Thực Hành
Fanpage: xaydungthuchanh.vn