Bê tông lót móng có tác dụng gì? Tại sao phải làm bê tông lót móng? Có khi nào không cần làm bê tông lót móng mà vẫn đảm bảo kỹ thuật không?
Bài viết này mình sẽ chia sẻ trả lời các câu hỏi trên và chỉ ra những sai lầm mà nhiều bác thợ chủ nhà đã làm bê tông lót móng.
Trước tiên, đối với các dự án nhà nước, 100% các thiết kế đều sử dụng bê tông lót.
Còn đối với nhà dân có thể đâu đó sẽ có trường hợp chủ nhà tiết kiệm chút chi phí mà không dùng! Nhưng lại làm không đúng kỹ thuật dẫn đến làm giảm chất lượng công trình!
Lưu ý: Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm chuỗi hơn 100 bài viết về thi công nhà phố từ móng đến hoàn thiện chuẩn kỹ thuật, tiết kiệm chi phí của mình TẠI ĐÂY.
1. Tác dụng của bê tông lót móng
Bê tông lót móng mình phải khẳng định là nó không được tính toán để chịu lực công trình.
Dù là móng cốc, móng băng hay móng cọc đi chăng nữa thì về cơ bản nó có 3 tác dụng sau:
- Làm sạch và tạo mặt bằng thi công: Anh em làm móng trong mùa mưa sẽ cực thấm ý nghĩa này, sau khi có bê tông lót chúng ta còn bật mực, định vị tim cốt các kiểu trên bề mặt này nữa.
- Giúp bê tông móng không bị mất nước xi măng khi đổ bê tông (không bị thấm xuống đất).
- Giúp bê tông móng không bị sục đất bẩn lên khi đầm.
Với 3 ý nghĩa trên, có thể bỏ lớp bê tông lót thay bằng vật liệu khác miễn sao đảm bảo.
Đối với nhà dân nhiều bác thợ muốn làm tắt chốn công hoặc chủ nhà muốn tiết kiệm chi phí nên bỏ lớp bê tông lót này thay bằng rải gạch, đổ mạt, hoặc thấy đất khô cứng thì đặt thép móng luôn trên nền đất.
Nhưng điều đáng nói ở đây là các cách làm tắt hoặc thay thế này không đảm bảo được 3 tác dụng trên.
Bên dưới là một số hình ảnh mình sưu tập được thi công móng, bê tông lót nhà dân nhà phố không đảm bảo kỹ thuật:
Rải gạch nhưng không chèn vữa vào khe. Sai thép râu, đập đầu cọc các kiểu nữa!!!
Đặt trực tiếp thép lên đất sau đó đổ bê tông luôn, sai thép râu, đập đầu cọc các kiểu nữa!!!
Đặt trực tiếp thép lên đất sau đó đổ bê tông luôn
Chỗ móng cần làm tốt nhất lại không có bê tông lót! Sai thép râu, đập đầu cọc các kiểu nữa!!!
Việc đổ trực tiếp bê tông móng trên nền đất, trên nền mạt, hoặc trên nền gạch xếp mà không láng vữa bên trên sẽ làm giảm chất lượng của bê tông móng:
Thứ nhất: Là bê tông dễ mất nước xi măng thấm xuống đất.
Thứ hai: Khi đầm đất bẩn sẽ lên lẫn vào bê tông móng, việc này làm giảm nghiêm trọng chất lượng bê tông móng, có thể sẽ không đủ mác thiết kế.
Ít nhất muốn tiết kiệm trong trường hợp không đổ bê tông lót móng cũng nên có bạt rải lên để ngăn 2 tác hại trên.
Một số chủ nhà lý luận trước khi làm anh tưới nước đẫm cho gạch, mạt hoặc nền đất thì móng sẽ không bị mất nước, nhưng thực chất đó chỉ là ngụy biện.
Nước xi măng vẫn thấm xuống đất và đất bẩn vẫn lẫn vào bê tông khi đầm!
Thôi thì ai tư duy thế nào thì làm vậy… cả ngôi nhà có phần móng là quan trọng nhất mà còn làm cẩu thả, tiết kiệm không phải kiểu thì liệu bên trên có bị rút ruột không nhỉ? Kaka
Móng làm chuẩn chỉ đổ bê tông lót đầy đủ
Mẹo: Đổ bê tông lót sử dụng mạt làm cốt liệu thay đá còn tiết kiệm hơn rải gạch, thi công nhanh hơn! (Rải gạch vẫn phải chở vữa láng bít khe một lần nữa, sẽ lâu hơn).
Còn rất nhiều vấn đề khác mà bạn cần nắm được khi thi công nhà phố.
Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu Thi công, Bóc tách và Lập chi phí nhà dân, nhà phố thì mình đang có khóa học: QS Nhà Phố thực chiến.
Khóa học này không chỉ dừng lại ở đúng kỹ thuật, chất lượng mà mình còn chia sẻ những kinh nghiệm để hao hụt vật liệu ít nhất có thể, rút ngắn tiến độ thi công, hy vọng sẽ đem lại lợi nhuận cũng như tốn ít chi phí nhất cho ngôi nhà của bạn.
Bạn cũng có thể tải Ebook Trí Tuệ QS tại TRANG CHỦ (miễn phí) để hiểu rõ hơn về mình cũng như nghề QS.
Kỹ sư. Vương Danh Thắng,
Admin: xaydungthuchanh.vn
Youtube: Xây Dựng Thực Hành
TikTok: Xây Dựng Thực Hành
Fanpage: xaydungthuchanh.vn