Một số lưu ý trong quyết định số 451/BXD ngày 23/05/2017 về việc hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình

21/05/2020 3928

Trong bài viết này mình sẽ tóm tắt một số lưu ý quan trọng trong quyết định 451/QĐ-BXD ngày 23/05/2017 về việc hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình, thay thế quyết định 788/QĐ-BXD ngày 26/08/2010.

Bên dưới là các lưu ý, anh chị và các bạn cần nắm được trong quyết định này để đo bóc khối lượng:

+ Công tác đào đắp (m3/ 100m3):

Khối lượng đào, đắp được tính theo kích thước trong bản vẽ thiết kế, không tính thêm độ nở rời, co ngót hoặc hao hụt.

Không bao gồm các công trình ngầm chiếm chỗ (cống thoát nước, móng nhà cũ, di rời mồ mả…). Các công trình ngầm này được tính phá dỡ, xúc lên ô tô vận chuyển và vận chuyển riêng.

Quy trình thi công cọc khoan thả (khoan hạ) dễ hiểu nhất
Cọc bê tông đúc sẵn có những loại nào, khối lượng được tính ra sao?
Quy trình thi công cọc khoan nhồi bằng hình ảnh mới nhất 2020 (dễ hiểu nhất)
Cọc khoan nhồi có những thí nghiệm nào, bạn đã biết hết chưa?
Một số điểm khác biệt cần lưu ý của thông tư 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 – hướng dẫn đo bóc khối lượng công trình

+ Bê tông (m3):

Khối lượng bê tông không trừ thể tích cốt thép, dây buộc, bản mã chiếm chỗ. Khối lượng bê tông phải trừ lỗ rỗng > 0,1m3.

Đối với cọc khoan nhồi, tường vây khối lượng bê tông phải trừ thể tích ống siêu âm chiếm chỗ. Sau khi hoàn thành thí nghiệm các ống siêu âm này được lấp đầy bằng vữa bê tông (cấp vữa do thiết kế quy định, tùy quản điểm của từng thiết kế cấp vữa bê tông này có hoặc không tương đương với cấp độ bền bê tông cọc).

Giao nhau giữa các cấu kiện được tính một lần.

Nếu cùng mác bê tông thì các vị trí giao nhau được tính như sau:

Cột giao dầm khối lượng được tính vào cột.

Dầm cột vách giao với sàn khối lượng được tính vào sàn.

+ Ván khuôn (m2/ 100m2):

Khối lượng chỉ tính các diện tiếp xúc với bê tông, phải trừ lỗ rỗng >1m2

Giao nhau giữa các cấu kiện được tính một lần.

+ Thép (kg/ tấn):

Bao gồm:

Khối lượng đo bóc kích thước hình học theo bản vẽ thiết kế/ Shopdrawing và bản vẽ BPTC bao gồm cốt thép chịu lực/ cấu tạo, mối nối chồng, nối ren, miếng đệm, con kê, bu lông và thép biện pháp (như thép chống giữa 2 lớp cốt thép…).

Không bao gồm:

Khối lượng không bao gồm hao hụt thép (đề C), thép buộc, que hàn => Tính trong đơn giá công tác thép.

 + Kết cấu thép (kg/ tấn):

Bao gồm:

Các thanh thép, tấm thép, mối nối chồng; khối lượng cắt xiên, cắt vát hoặc các khối lượng khoét bỏ < 0,1m2; bu lông đai ốc, con kê.

Không bao gồm:

Bu lông, chi tiết gá lắp, lắp ráp tạm thời, khối lượng sơn (m2 được tính trong đầu việc riêng).

+ Công tác cọc:

Các loại cọc: Cọc tre, cọc bê tông cốt thép thường đúc sẵn, cọc ly tâm bê tông cốt thép DUL đúc sẵn, cọc khoan nhồi, cọc barrete.

Cọc đúc sẵn tại nhà máy, thông thường chỉ đo bóc khối lượng mét dài cọc, mà không cần đo bóc khối lượng chi tiết (BT, VK, Thép). Đơn vị sản xuất cọc/ nhà thầu phụ cọc sẽ tính toán các khối lượng chi tiết trong bản vẽ thiết kế cọc và lập giáo theo đơn vị md cọc (cung cấp, ép cọc). Khi lập giá theo md cọc phải đính kèm bản vẽ tương ứng.

Đầu việc cung cấp, ép cọc cần có tối thiểu thông tin tiết diện cọc và sức chịu tải tính toán của cọc thiết kế.

Ví dụ đầu việc cung cấp cọc đúc sẵn:

Cung cấp cọc bê tông 300x300mm, sức chịu tải tính toán 50 tấn theo bản vẽ thiết kế đính kèm.

Độ sâu đóng/ ép cọc được tính theo tim trục cọc từ MĐTN tới mũi cọc => Ép dương, ép âm (đối với ép âm chỉ có nhân công ép cọc không có vật liệu cọc).

Cọc khoan nhồi và cọc barrete hay cọc đúc tại hiện trường được đo bóc chi tiết từng công tác riêng (BT, VK, thép…).

+ Công tác khoan (md):

Chiều sâu khoan tính từ MĐTN (trên cạn) hoặc mặt nước (dưới nước) xuống đáy hố khoan.

+ Công tác xây (m3):

Không bao gồm phần bê tông chìm trong khối xây (lanh tô bổ trụ giằng tường…), râu thép liên kết tường xây và bê tông.

Chiều dày tường xây không tính các lớp phủ như trát, ốp.

Khối lượng xây phải trừ diện tích lỗ trống > 0,25m2.

+ Công tác trát, láng (m2):

Khối lượng gờ chỉ, phào, đắp họa tiết mỹ thuật trang trí, gờ móc nước, lưới thép trát tại vị trí tường xây giao với bê tông được tính riêng, các khối lượng này không bao gồm trong m2 trát, láng.

+ Công tác ốp lát (m2):

Khối lượng ốp gờ chỉ, phào, ốp họa tiết mỹ thuật trang trí, được tính riêng, các khối lượng này không bao gồm trong m2 trát, láng.

+ Công tác cửa (m2 hoặc bộ):

Khối lượng cửa được xác định theo m2 pano cửa, md khuôn cửa và theo các phụ kiện cửa (khóa, bản lề, tay nắm…).

Sau khi xác định được các thông tin trên có thể bóc theo bộ cửa hoặc m2 phủ bì bao gồm cả khuôn cửa để làm bill lập giá, hoặc cũng có thể lập giá breakdown chi tiết theo các phần trên.

Thông thường chi tiết cửa là cố định trong thời gian thực hiện dự án (ít khi thay đổi thiết kế chi tiết cửa) nên để BOQ gọn gàng dễ hiểu thì khối lượng cửa thường được chào theo bộ cửa bao gồm trọn gói cả phụ kiện.

+ Công tác trần: Cần tính 4 đầu việc sau:

  • Mặt bằng trần giả (m2) – Diện tích là hình chiều bằng toàn bộ khu vực có trần giả, diện tích không trừ các lỗ như miệng thổi, miệng hút, lỗ thăm…
  • Mặt dựng (md) – ghi rõ chiều cao mặt dựng
  • Các miệng thổi, miệng hút, lỗ thăm trần – Ghi rõ kích thước hố
  • Thanh V; Z lưới; Shadowline (md). Đây là thanh chạy dọc theo viền tường hoặc các mặt dựng giật cấp, vật liệu thường là thanh nhôm sơn tĩnh điện thường không bao gồm trong đơn giá m2 mặt bằng trần giả, cần đọc kỹ bản vẽ và xác nhận với nhà cung cấp/ thầu phụ thanh viền tường này có bao gồm trong đơn giá m2 trần chưa.

Thời gian trước đây, khi thi công trần thạch cao chìm, hầu hết các thiết kế đều sử dụng thanh V viền tường cho việc liên kết giữa tường và trần. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn sử dụng đã có vấn đề xảy ra mà mọi người thường gặp đó là tại vị trí này xuất hiện các vết nứt. Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà sản xuất đã cho ra đời một số sản phẩm như thanh Z lưới và mới hơn nữa là thanh Shadowline.

Bởi vậy cần lưu ý khi đo bóc thanh viền tường này, cần phần biệt 3 loại, đơn giá 3 loại này khác nhau, cao cấp nhất là thanh Shadowline.

  1. Thanh V
  2. Thanh Z lưới
  3. Thanh Shadowline

Một số hình ảnh thanh Shadowline

Có thể chào giá theo 4 đầu việc trên (khuyến khích) hoặc có thể phân bổ giá trị 3 đầu việc còn lại vào khối lượng m2 mặt bằng (không khuyến khích, vì sau này bản vẽ thay đổi thì lại phải làm lại đơn giá).

+ Dàn giáo thi công: (AL.60000 trong DMDT 1776)

  • Dàn giáo ngoài (100m2): Được tính theo diện tích hình chiếu đứng trên mặt ngoài của kết cấu.

Chu vi công trình x Tổng chiều cao công trình

  • Dàn giáo trong (100m2): Được tính theo diện tích hình chiếu bằng và chỉ được tính đối với các công tác có chiều cao > 3,6m theo nguyên tắc lấy chiều cao dàn giáo 3,6m làm gốc và cứ mỗi khoảng tăng thêm 1,2m tính thêm một lớp để cộng dồn, khoảng tăng < 0,6m không được tính khối lượng.
  • Đối với các công tác làm trên toàn bộ diện tích sàn:

[Diện tích sàn tầng có chiều cao >3,6m] x n. Với n là: Số tầng giáo cao 1,2m phải bắc thêm.

+ Ví dụ 1: H tầng = 6,5m = 3,6 + 1,2 + 1,2 + 0,5

  • n = 2 (chỉ được tính bắc giáo thêm 2 lần do 0,5 < 0,6).

+ Ví dụ 2: H tầng = 6,7m = 3,6 + 1,2 + 1,2 + 0,7

  • n = 3 (được tính bắc giáo thêm 3 lần do 0,7 > 0,6).
  • Đối với các công tác hoàn thiện trụ, cột độc lập tính bằng chiều dài chu vi mặt cắt trụ/ cột cộng với 3,6m nhân với chiều cao cột

[Chu vi trụ cột + 3,6] x H

Quyết định này đã được thay thế bằng văn bản mới hơn: Thông tư 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019, bấm VÀO ĐÂY để xem những điểm cần lưu ý và khác biệt của thông tư này.

Victor Vuong,





Ảnh tác giả

Hey! Mình là Vương Danh Thắng – Kỹ sư QS – Admin – Nhà đào tạo QS, AutoCAD, Excel trên diễn đàn này.
Các khóa học của mình Ở ĐÂY.
Giúp mình đạt 100k Sub Youtube + 100k Follow Fan Page nhé!