Quy trình thi công cọc khoan thả (khoan hạ) dễ hiểu nhất

26/11/2020 6742

Ngoài công nghệ thi công cọc khoan nhồi, cọc đóng, cọc ép đúc sẵn, mấy năm gần đây thị trường Việt Nam xuất hiện thêm công nghệ thi công cọc khoan thả hay còn gọi là cọc khoan hạ. Công nghệ này được bắt nguồn từ Nhật du nhập vào Việt Nam. Bằng cách thả cọc đúc sẵn DUL vào hố khoan đã bơm vữa xi măng giúp có thêm ma sát thành giữa cọc và đất, từ đó giúp tăng sức chịu tải của cọc. Cọc khoan thả thường được sử dụng cho các địa chất nhiều cát, cát chặt hoặc cọc cần phải ngàm vào các lớp đá phong hóa hoặc đá cứng; hoặc cọc cần được ép xuống chiều sâu lớn mà phương pháp ép cọc thông thường không thể thực hiện được. Và dĩ nhiên cọc này không thể thay thế cho cọc khoan nhồi bởi sức chịu tải không đủ lớn như cọc khoan nhồi, vẫn chỉ dừng lại cho các công trình quy mô vừa và nhỏ. Hãy cùng mình tìm hiểu các bước quy trình thi công cọc khoan thả (khoan hạ) nhé.

1. Khoan lỗ dịch vụ:

Đầu tiên đơn vị thi công sẽ khoan một lỗ dịch vụ, mục đích để thả cọc đúc sẵn DUL vào hố để tiến hành hàn nối các đoạn cọc trước khi thả chúng vào hố cọc.

Khoan lỗi dịch vụ (lỗ thao tác)

 

Cọc bê tông đúc sẵn có những loại nào, khối lượng được tính ra sao?
Quy trình thi công cọc khoan nhồi bằng hình ảnh mới nhất 2020 (dễ hiểu nhất)
Cọc khoan nhồi có những thí nghiệm nào, bạn đã biết hết chưa?
Một số điểm khác biệt cần lưu ý của thông tư 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 – hướng dẫn đo bóc khối lượng công trình
Đo bóc khối lượng và lập giá cọc khoan nhồi – tất tần tật những lưu ý dành cho QS

2. Khoan lỗ cọc

Khoan tạo lỗ bằng mũi xoắn kết hợp hạ dần ống vách thép xuống hố khoan. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là mặt bằng sạch sẽ do không cần sử dụng thêm vật liệu giữ thành như bentonite, cực kỳ phù hợp với địa chất có nhiều cát. Dĩ nhiên chiều sâu cọc của phương pháp này cũng bị giới hạn như cọc ép.

Khoan tạo lỗ kết hợp hạ ống vách xuống mũi cọc

3. Nối cọc sử dụng lỗ dịch vụ

Nối cọc sử dụng lỗ dịch vụ

4. Bơm vữa xi măng vào hố cọc

Sau khi đạt cao độ, hố được nghiệm thu và tiến hành bơm vữa xi măng vào hố cọc. Mác vữa tùy thuộc thiết kế. Lớp vữa này có tác dụng liên kết tạo ma sát thành giữa cọc và đất sau khi rút ống vách lên.

Bơm vữa vào hố có ống vách

5. Thả cọc vào hố

Thả cọc vào hố sau khi đã bơm vữa xi măng

6. Rút ống vách

Ống vách sẽ được rút lên luân chuyển sang hố cọc khác để thi công.Bơm bù vữa tới cos tự nhiên

Rút ống vách sau khi đã thả cọc xong

7. Bơm bù vữa tới cao độ tự nhiên

Vữa sẽ bị tụt khi rút ống vách lên do bị thấm vào đất, cát; ở bước này vữa xi măng sẽ được bơm bù đầy trở lại.

Đổ bù vữa đầy trở lại sau khi rút ống vách

8. Đóng cọc để tạo ma sát giữa vữa vào đất

Để tăng ma sát giữa cọc và vữa; vữa và đất người ta dùng búa đóng vào đầu cọc.

Đóng búa vào đầu cọc để tạo ma sát liên kết giữa cọc và vữa; vữa và đất

Kết bài:

Cọc khoan thả hiện nay vẫn là một công nghệ mới tại Việt Nam, chi tiết các bước ngay bản thân mình cũng chưa nắm được, do đó bài viết này chỉ dừng lại ở việc trình bày các bước thi công cơ bản nhất.
Nếu bạn mong muốn tự lập được BOQ đầu việc, đo bóc khối lượng tất cả các công tác thi công, thí nghiệm có trong cọc khoan nhồi và cọc đúc sẵn cũng như hiểu rõ hơn về quy trình thi công cọc khoan nhồi cọc đúc sẵn thì có thể tham khảo Khóa họcLập BOQ và đo bóc khối lượng cọc khoan nhồi, cọc đúc sẵn của mình TẠI ĐÂY

Victor Vuong,





Ảnh tác giả

Hey! Mình là Vương Danh Thắng – Kỹ sư QS – Admin – Nhà đào tạo QS, AutoCAD, Excel trên diễn đàn này.
Các khóa học của mình Ở ĐÂY.
Giúp mình đạt 100k Sub Youtube + 100k Follow Fan Page nhé!